23 Tháng Tư 2024
TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN
Thứ Ba, 22/08/2021

Bầu trời đêm từ trường đại học Quốc Tế

Bầu trời đêm


Tấm ảnh chụp bầu trời phía nam từ trường ĐHQT bằng máy ảnh với thời gian phơi sáng 8 giây. Trong hình, chúng ta thấy được 3 ngôi sao thẳng hàng đặc trưng của chòm Lạp hộ (ở phía trên tấm ảnh). Nối thẳng 3 ngôi sao này, chúng ta thấy được 1 ngôi sao rất sáng. Đó chính là sao Sirius, hay còn được biết là sao Thiên Lang, là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.

No photo description available.

 

Chòm sao Lạp Hộ và vùng trời xung quanh


Tấm ảnh này giúp chúng ta nhìn rõ các ngôi sao sáng nhất của Lạp Hộ.
- Bên phải phía trên là Betelgeuse, một sao đỏ khổng lồ cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng. Betelgeuse đã về cuối đời, và được dự đoán có thể trở thành 1 siêu tân tinh trong vòng vài trăm năm tới. Betelgeuse tạo thành vai phải của người thợ săn.
- Tạo thành vai trái của thợ săn là sao Bellatrix, một sao trắng khổng lồ cách chúng ta khoảng 250 năm ánh sáng.
- 3 ngôi sao thẳng hàng - đặc trưng không thể nhầm lẫn được của chòm Lạp Hộ, tạo nên thắt lưng của người thợ săn. Theo thứ tự từ trên xuống dưới của tấm ảnh, tên các ngôi sao là Alnitak, Alnilam, và Mintaka. Sự thẳng hàng của 3 ngôi sao chỉ là 1 trùng hợp ngẫu nhiên do vũ trụ sắp đặt cho chúng ta. Alnitak cách Trái Đất 1260 năm ánh sáng, Alnilam cách 2000 năm ánh sáng và Mintaka cách 1200 năm ánh sáng.
- Ở dưới thắt lưng chính là tinh vân Orion. Đây là 1 "nhà trẻ sao", nơi mà các ngôi sao trẻ đang được hình thành. Tinh vân Orion là 1 trong các vùng hình thành sao gần Trái Đất nhất, chỉ cách chúng ta 1350 năm ánh sáng.
- Chân phải của người thợ săn là Rigel - 1 trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Cách chúng ta khoảng 860 năm ánh sáng, Rigel là một sao xanh khổng lồ. Độ sáng của ngôi sao này được ước tính từ 70000 - 300000 lần của Mặt Trời. Tuy vậy, Rigel sẽ không sống lâu, chỉ khoảng vài triệu năm, vì mức độ tiêu thụ hydro của Rigel rất lớn.
- Chân trái của người thợ săn là Saiph, một ngôi sao xanh khổng lồ cách chúng ta 650 năm ánh sáng, xấp xỉ như khoảng cách tới Betelgeuse. Saiph sáng hơn Mặt Trời gần 60000 lần với khối lượng ước tính lớn hơn khoảng 15.5 lần.

No photo description available.

 

Cụm sao Tổ Ong

Cụm sao này nằm trong chòm sao Cự Giải, nên còn được biết đến là cụm sao mờ giữa tâm chú cua. Đây là một trong những vật thể đầu tiên được Galileo nghiên cứu với kính viễn vọng của ông. Có rất nhiều sao ở các giai đoạn tiến hóa khác nhau trong cụm sao này như sao đỏ khổng lồ, sao dãy chính và sao lùn trắng.

No photo description available.

 

Tinh vân Orion


Đây chính là hình ảnh tinh vân Orion khi chụp bằng máy ảnh kết hợp với kính thiên văn, ở bước sóng khả kiến.

No photo description available.

[Trờ về]

Tin khác
Tham gia dự án nghiên cứu về sao lùn nâu (Do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED tài trợ) (05/08)
Giới thiệu ngành Kỹ thuật Không gian (2021) (16/06)
Học bổng tuyển sinh dành cho sinh viên Kỹ thuật Không gian (15/06)
Đón chào mô hình vệ tinh MicroSat Kit tại Trường ĐH Quốc tế (04/03)
Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030 (10/02)
Những số liệu giám sát không khí đầu tiên tại Trường Đại học Quốc tế (06/02)
Cơ hội thực tập tại Canada (05/02)
Thiết bị giám sát chất lượng không khí tại Trường Đại học Quốc tế (01/02)
Cơ hội tham gia lớp nghiên cứu hè dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian (25/01)
Cơ hội thực tập tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian (16/11)

spacer
dummy