25 Tháng Tư 2024
TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN
Thứ Ba, 19/11/2019

Đường đến NASA của sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian - Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG-HCM

Đó là Nguyễn Phúc Đạt, hiện là sinh viên năm thứ 4, ngành Kỹ thuật Không gian, Bộ môn Vật lý, Trường ĐHQT, ĐHQG-HCM.

No photo description available.

Đạt vừa mới được mời sang thực tập 3 tháng tại trung tâm SOFIA, thuộc NASA Ames. Dự kiến, Đạt sẽ sang NASA thực tập vào năm 2020, kết hợp làm luận văn tốt nghiệp đại học.

Đạt cũng là sinh viên đã thực tập ở 3 viện ở Đông Á khi còn là sinh viên năm thứ 1:
- Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2017: Tại Viện Thiên văn và Thiên văn Vật lý (ASIAA), Đài Loan với đề tài về Phổ kế của kính quang học Subaru.
- Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2018: Thực tập ở Viện ISAS, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) về nghiên cứu các cụm thiên hà độ dịch đỏ xấp xỉ 1 ở vùng Vòng Bắc Cực với kính viễn vọng AKARI, nhằm tìm hiểu sự tiến hóa của các thiên hà.
- Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2019: Thực tập ở Viện Thiên Văn và Không gian Hàn Quốc (KASI) về nghiên cứu các cụm thiên hà độ dịch đỏ lớn hơn 1 ở vùng Vòng Bắc Cực với kính viễn vọng Spitzer và Subaru, nhằm tìm hiểu về bức xạ nền hồng ngoại.

Ngoài ra, vào tháng 7/2018, Đạt còn tham dự lớp học về Vũ trụ học trong khuôn khổ trường hè VSOA do Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Đại học Quốc gia TP. HCM đồng sáng lập.

Với số lần thực tập tiếp cận và bước đầu nghiên cứu về khoa học và công nghệ không gian như trên, có lẽ Đạt là một trong những sinh viên Việt Nam đầu tiên bước chân vào thực tập ở các viện nổi tiếng ở Đông Á và ở một trung tâm nghiên cứu danh tiếng thuộc NASA khi còn là sinh viên đại học.

Về ngành mà mình đang học, Đạt thổ lộ: "Kỹ thuật Không gian là ngành mình đã chọn để chuyển qua sau một năm học ở trường, và mình có thể khẳng định đó là một trong những sự lựa chọn tốt nhất mà mình đã đưa ra. Việc chuyển ngành cho mình cơ hội học thứ mình yêu thích, cơ hội thực tập, nghiên cứu với những nhà thiên văn khắp châu Á và quan trọng nhất là giúp mình tới gần hơn với ước mơ trở thành một nhà Vật lý Thiên văn."

Đối với thầy cô, sự trưởng thành và thành công của sinh viên mà mình đào tạo là niềm hạnh phúc lớn nhất, là món quà vô cùng ý nghĩa. Nhân dịp 20-11, Đạt cũng bày tỏ: "Em gửi lời cám ơn chân thành đến những thầy cô đã và đang cưu mang em, vì đã tâm huyết và kiên nhẫn với em trong việc giảng dạy, không chỉ dạy kiến thức, mà còn là dạy làm người. Nhân ngày 20/11, em chúc các thầy cô giữ được ngọn lửa của niềm đam mê sư phạm cũng như nghiên cứu khoa học và em mong được góp sức vào việc tiếp tục con đường tiên phong nhằm phát triển thế hệ học sinh tiếp theo."

Hãy chúc Đạt và các bạn có cùng ước mơ và đam mê: tiến bộ vượt bậc, khám phá những tri thức mới cho nhân loại, làm rạng danh nước Việt Nam.

[Trờ về]

Tin khác
Chào đón tân sinh viên khóa 2019 (07/09)
Trải nghiệm hè 2019 của các bạn năm I ngành Kỹ thuật Không gian (29/08)
Buổi seminar của Tiến sĩ Nguyễn Lương Quang (28/08)
Cơ hội thực tập tại Viện Hàn lâm Sinica, Đài Bắc dành riêng cho sinh viên ĐHQG-HCM (22/07)
Cơ hội việc làm: Vị trí Giảng viên (19/07)
Thực tập hè: Ba sinh viên Ngành Kỹ Thuật Không Gian bắt đầu thực tập tại Viện Thiên Văn Vật Lý - Đài Loan (10/07)
Sinh viên ngành KTKG lọt vào vòng chung kết International Astronomy and Astrophysics Competition (IAAC) (09/07)
Những hình ảnh đầu tiên của sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian thực tập hè 2019 tại KASI, Hàn Quốc (05/07)
Thông tin thực tập cho sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian tại Đại học SOKENDAI, Nhật Bản (04/07)
Buổi nói chuyện của GS đạt giải Nobel Hóa học năm 1986 Yuan Tseh Lee (23/06)

spacer
dummy