19 Tháng Tư 2024
TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN
Thứ Tư, 20/11/2019

"Lộ diện" thế hệ mới khi dự buổi báo cáo thực tập hè 2019 của sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian

Mùa hè năm 2019 là mùa gặt hái thành công của 7 sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian, Bộ môn Vật lý, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. HCM:

- 3 bạn được gửi đi thực tập ở Viện Thiên văn và Không gian Hàn quốc (KASI) gồm có: Nguyễn Phúc Đạt, Nguyễn Ngọc Huy Hoàng và Lê Kim Long.

- 3 bạn được gửi đi thực tập ở Viện Thiên văn và Thiên văn Vật lý, Đài Loan (ASIAA) gồm có: Trương Lê Gia Bảo, Huỳnh Loan Thảo và Hầu Văn Tùng.

- 1 bạn thực tập tại Trung tâm Vũ trụ VNSC tại TP. HCM: Nguyễn Lê Tiến.

Sau khi thực tập, các bạn phải báo cáo kết quả nghiên cứu của mình. Các thầy cô và các bạn sinh viên đến nghe 7 báo cáo đều có cảm giác chung là "sướng" khi nghe khả năng trình bày lưu loát bằng tiếng Anh, nội dung báo cáo rõ ràng, mạch lạc và chuẩn mực. Đặc biệt, hai bạn có sự tiến bộ vượt bậc là bạn Nguyễn Ngọc Huy Hoàng và Nguyễn Lê Tiến.

Sau đợt thực tập, các bạn năm 4 được mời sang lại Hàn Quốc để tiếp tục nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp đại học.

Một thế hệ được đào tạo bài bản, khả năng tiếng Anh vượt trội, giỏi chuyên môn, mạnh mẽ, có đam mê, có trách nhiệm với bản thân và với xã hội. Một thế hệ mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật không gian đã "lộ diện".

Sau đây là nội dung thực tập và một vài hình ảnh của 7 bạn (theo thứ tự alphabet nhé):

1. Trương Lê Gia Bảo

No photo description available.

Tên đề tài: Đặc trưng quang học của máy ảnh theo dõi sao (AGC) trong kính viễn vọng Subaru

Người hướng dẫn: TS. Shiang-Yu Wang và TS.Chueh-Yi Chou

Viện thực tập: Academia Sinica, Institute of Astronomy and Astrophysics (ASIAA), Đài Loan

Nội dung thực tập: Phân tích tính ổn định hình ảnh trong việc xác định vị trí trên máy ảnh theo dõi sao (AGC) dưới các điều kiện quang học khác nhau, từ đó phát hiện những lỗi sai quang học phục vụ cho việc lắp đặt máy ảnh AGC trên kính viễn vọng Subaru trong tương lai.

2. Nguyễn Phúc Đạt

No photo description available.

Tên đề tài: Xác định cụm thiên hà dịch đỏ lớn hơn 1.3 ở Vòng Bắc Cực với dữ liệu từ Spitzer và Subaru.

Người hướng dẫn: TS. Jeong Woong Seob

Viện thực tập: Korean Astronomy and Space Science Institute – KASI, Hàn Quốc

Nội dung thực tập: Xác định được danh sách những cụm thiên hà tiềm năng (đối tượng quan trọng để lần theo dấu vết của bức xạ hồng ngoại vũ trụ và sự tiến hóa của các thiên hà) trong một vùng quan sát nhỏ nằm trên vòng Bắc Cực.

3. Nguyễn Ngọc Huy Hoàng

No photo description available.

Tên đề tài: Ứng dụng của GNSS trong việc nghiên cứu tầng điện ly.

Người hướng dẫn: TS. Wookyoung Lee

Viện thực tập: Korean Astronomy and Space Science Institute – KASI, Hàn Quốc

Nội dung thực tập: Tìm hiểu và phân tích hoạt động của hệ thống định vị vệ tinh (GNSS), từ đó sử dụng dữ liệu thu được để tìm vị trí chính xác của vệ tinh cũng như vẽ đồ thị TEC mỗi ngày, phát triển khả năng ứng dụng của GNSS.

4. Lê Kim Long

No photo description available.

Tên đề tài: Nhận biết bùng nổ Mặt Trời loại II trong cơ sơ dữ liệu E-CALLISTO

Người hướng dẫn: TS. Kim Roksoon

Viện thực tập: Korean Astronomy and Space Science Institute – KASI, Hàn Quốc

Nội dung thực tập: Áp dụng các kiến thức về tần số và thời gian của các đợt bùng nổ, kiến thức về xử lí ảnh, từ đó đề ra thuật toán nhận biết những đợt bùng nổ loại II - vốn là loại xuất hiện với tần suất thấp nhất trong cơ sở dữ liệu CALLISTO.

5. Huỳnh Loan Thảo

No photo description available.

Tên đề tài: Phát triển bộ lọc băng thông rộng

Người hướng dẫn: TS. Ming Jye Wang và ThS. Ted Huang

Viện thực tập: Academia Sinica, Institute of Astronomy and Astrophysics (ASIAA), Đài Loan

Nội dung thực tập: Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm bộ lọc băng tần sử dụng vi dải siêu dẫn trên đế Silicon có điện trở cao; hướng đến phát triển thiết bị thu nhận tín hiệu có bộ lọc băng thông rộng hơn sử dụng cho kính viễn vọng vô tuyến.

6. Nguyễn Lê Tiến

No photo description available.

Tên đề tài: thiết lập bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng hình ảnh viễn thám radar

Người hướng dẫn: TS. Lâm Đạo Nguyên

Viện thực tập: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Vũ trụ Tp. Hồ Chí Minh – Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (STAC – VNSC)

Nội dung thực tập: Phân tích và xử lý hình ảnh radar của vệ tinh Sentinel-1 để chiết tách hình ảnh bản đồ lúa vụ Đông - Xuân năm 2017 của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

7. Hầu Văn Tùng

No photo description available.

Tên đề tài: Thiết kế bộ chia băng thông cho thiết bị thu tín hiệu của hệ thống SMA

Người hướng dẫn: TS. Chao – Te Li

Viện thực tập: Academia Sinica, Institute of Astronomy and Astrophysics (ASIAA), Đài Loan

Nội dung thực tập: Thiết kế thành công thiết bị phân tách băng thông cho bộ thu tín hiệu của hệ thống Submillimeter Array, đáp ứng yêu cầu của các thông số đầu ra gồm băng thông chính và băng thông cần khai thác thêm.

Qua quá trình thực tập, sinh viên có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp quốc tế, rèn luyện các kỹ năng trong nghiên cứu, đồng thời tiếp thu, học hỏi nhiều kinh nghiệm từ người hướng dẫn, từ đó giúp các em định hướng rõ hơn hướng đi của bản thân trong tương lai.

[Trờ về]

Tin khác
Đường đến NASA của sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian - Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG-HCM (19/11)
Chào đón tân sinh viên khóa 2019 (07/09)
Trải nghiệm hè 2019 của các bạn năm I ngành Kỹ thuật Không gian (29/08)
Buổi seminar của Tiến sĩ Nguyễn Lương Quang (28/08)
Cơ hội thực tập tại Viện Hàn lâm Sinica, Đài Bắc dành riêng cho sinh viên ĐHQG-HCM (22/07)
Cơ hội việc làm: Vị trí Giảng viên (19/07)
Thực tập hè: Ba sinh viên Ngành Kỹ Thuật Không Gian bắt đầu thực tập tại Viện Thiên Văn Vật Lý - Đài Loan (10/07)
Sinh viên ngành KTKG lọt vào vòng chung kết International Astronomy and Astrophysics Competition (IAAC) (09/07)
Những hình ảnh đầu tiên của sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian thực tập hè 2019 tại KASI, Hàn Quốc (05/07)
Thông tin thực tập cho sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian tại Đại học SOKENDAI, Nhật Bản (04/07)

spacer
dummy