19 Tháng Ba 2024
MỤC LỤC

1. Quyết định mở ngành

2. Đề án tuyển sinh

3. Kế hoạch tuyển sinh (phương thức xét tuyển)

4. Thông tin tuyển sinh

5. Mục tiêu và chương trình đào tạo

6. Cơ hội nghề nghiệp

7. Chương trình thực tập tại nước ngoài

8. Đối tác nước ngoài

9. Đối tác trong nước

10. Cơ sở vật chất

12. Danh sách sinh viên

13. Danh sách sinh viên tốt nghiệp

14. Các câu hỏi thường gặp


Thông tin tuyển sinh

 

  
Tên ngành: KỸ THUẬT KHÔNG GIAN
Mã trường: QSQ
Mã ngành: 7520121
Phương thức xét tuyển Phương thức 1, 2 và 4
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, A02, D90
Chỉ tiêu: 30
Học chế đào tạo: Học chế tín chỉ
Điện thoại: 028.37244270 - 3326 hoặc 3426

 

Mục tiêu và chương trình đào tạo

 

Ngành Kỹ thuật Không gian đào tạo kỹ sư:

  • Vững kiến thức cơ bản về Toán, Vật lý và Tin học.
  • Có kiến thức chuyên ngành về công nghệ và các ứng dụng công nghệ vệ tinh như liên lạc không gian, quan sát trái đất, hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và công nghệ định vị.
  • Có kiến thức chuyên sâu về xử lý tín hiệu và ảnh vệ tinh, lập trình cho thiết bị di động và xử lý dữ liệu lớn.
  • Có kiến thức kỹ thuật về điện tử, thiết kế vệ tinh và chế tạo ăng-ten.
  • Có hiểu biết về kinh tế - chính trị - xã hội, có tinh thần khởi nghiệp, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Xem chương trình đào tạo tại đây


Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội: 

 - Làm việc trong các cơ quan nhà nước quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường, khí tượng thủy văn, biển và hải đảo.

 - Làm việc và nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ vệ tinh của Việt Nam như Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, Cục Viễn thám Quốc gia (VNSC), Viện Công nghệ Vũ trụ (STI), các Cục, Trung tâm viễn thám. 

 - Làm nghiên cứu và tiếp tục học tập ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường viện trong và ngoài nước để trở thành giảng viên và chuyên gia trong các lĩnh vực Kỹ thuật Không gian. 

 - Làm việc cho các công ty về truyền thông vô tuyến, truyền thông vệ tinh, công nghệ thông tin và các công ty outsourcing.


Chương trình thực tập tại nước ngoài


Sinh viên ngành Kỹ thuật Không gian sẽ có cơ hội đi thực tập (1 - 1.5 tháng) vào năm 3, tại Viện Nghiên cứu Khoa học Vũ trụ (ISAS) - Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), viện Khoa học Thiên văn và Vũ trụ Hàn Quốc (KASI) và Viện Thiên văn học và Vật lý thiên văn của Học viện Sinica (ASIAA) ở Đài Loan. Một số sinh viên xuất sắc sẽ có cơ hội thực tập nhiều lần trong suốt quá trình học. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn có thêm cơ hội tham dự chương trình thực tập kéo dài từ 1 - 6 tháng (chi phí tự túc) nhằm tiếp cận với những kiến thức khoa học công nghệ tân tiến, các kỹ thuật thiết kế, chế tạo hiện đại của JAXA – ISAS. Các chương trình này tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận và làm việc với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. 

Toàn bộ học phí của các chương trình thực tập trên đây đều được hỗ trợ 100%.

  • Trong năm học 2018-2019, 01 sinh viên xuất sắc của ngành được tài trợ đi thực tập tại JAXA-ISAS, Nhật Bản và 03 sinh viên xuất sắc được đi thực tập tại KASI, Hàn Quốc (được tài trợ tiền vé máy bay, chi phí ở và đi lại).
  • Trong năm học 2019-2020, do đại dịch Covid-19, 03 sinh viên có kế hoạch thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại Hàn Quốc và Mỹ phải thực hiện online.
  • Trong năm học 2020-2021, 03 sinh viên đã thực hiện đề tài thực tập online với các chuyên gia đầu ngành tại ASIAA (Đài Loan) và Leiden University (Hà Lan) và 03 sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp online với các chuyên gia tại Mỹ và Pháp.

Đối tác nước ngoài


                    

 

 

Đối tác trong nước

          

Cơ sở vật chất

 


 

Danh sách sinh viên

1. Danh sách từ khóa 2016 đến khóa 2019

2. Danh sách khóa 2020

3. Danh sách dự kiến khóa 2021

Danh sách sinh viên tốt nghiệp

1. Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa 2016-2020

Các câu hỏi thường gặp

 

1. Cơ hội nghề nghiệp của ngành như thế nào?

Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành Kỹ thuật không gian, mà cụ thể là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vệ tinh vào đời sống và an ninh - quốc phòng, rất lớn. Do đó, sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội làm việc cho các tổ chức, cơ quan nhà nước có sử dụng dữ liệu vệ tinh trong công tác quy hoạch đô thị, quản lý và giám sát tài nguyên rừng, đất đai, lãnh thổ biển đảo của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp cũng có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp, phát triển các dự án khởi nghiệp về các ứng dụng ảnh, định vị vệ tinh trong đời sống xã hội. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật không gian có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong các lĩnh vực liên quan như Viễn thông và Công nghệ thông tin.

Các bạn cũng có thể học cao hơn để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật không gian.

2. Nếu không vào được top 10% sinh viên đứng đầu để được tài trợ đi thực tập ở Nhật Bản hay Hàn Quốc thì em đi tự túc có được không?

Các trường hợp tự túc sẽ được xem xét cụ thể từng trường hợp.

3. Cần chuẩn bị những kiến thức gì để học được ngành này?

Ngoài việc nắm vững các kiến thức về Toán và Vật lý thì kỹ năng lập trình và khả năng tiếng Anh cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc theo học ngành Kỹ thuật không gian.

spacer
dummy